Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện trong vụ thảm án, giết cả gia định chủ tiệm vàng Ngọc Bích, cướp vàng kết thúc ngày thứ nhất trong sự bức xúc, phẫn uất của gia đình bị hại.
(*Tiếp tục cập nhật và chỉnh sửa... Mời bạn đọc nhấn F5 để cập nhật thông tin)
17h12 phút. Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo liên quan trong vụ thảm án, giết cả gia định chủ tiệm vàng Ngọc Bích kết thúc. 7h30 phút sáng mai, HĐXX tiếp tục trở lại làm việc.
Lê Văn Luyện được dẫn giải, hộ tống về trại giam qua cửa sau của toà án
Hàng trăm người nhà nạn nhân trong và ngoài phiên tòa đã đứng dậy gào thét. Lực lượng công an phải đưa Luyện ra ngoài bằng cửa ngách của phiên tòa. Ở dưới sân tòa, 2 chiếc xe chở các bị cáo bị người dân vây kín. Phải rất vất vả lực lượng công an mới đưa được các bị cáo về trại tạm giam.
17h03 phút. Không khí trong phòng xử hiện đang vô cùng “nóng”.
17h03 phút. Không khí trong phòng xử hiện đang vô cùng “nóng”.
Anh Trịnh Quốc Sinh bức xúc phát biểu tại toà
Anh Sinh vô cùng bức xúc cho rằng ngoài số tiền bồi thường dân sự, nếu được thì gia đình còn yêu cầu gia đình hung thủ phải có trách nhiệm nuôi cháu Bích suốt đời. Cháu bây giờ chẳng khác gì tàn phế.
Ngay sau đó, anh Sinh nói từ giờ phút này, quyền đại diện nhờ ông chú.
16h 59 phút. Anh Trịnh Quốc Sinh khẳng định biết rõ chuyện này vì anh thường xuyên sang nhà bị hại, đồng thời cũng là em trai mình nên biết được những tài sản trên. Hai ngày trước khi xảy ra vụ án, vợ chồng anh Sinh cũng sang nhà em trai ăn cơm.
Về việc yêu cầu bồi thường dân sự, phía gia đình bị hại đã có đơn gửi cho tòa.
16h56 phút, đại diện gia đình bị hại là Trịnh Quốc Sinh trả lời HĐXX và cho rằng tang vật của vụ án còn thiếu 1 chiếc túi màu nâu và 2 chiếc điện thoại.
16h46 phút, HĐXX xét hỏi cô của Luyện là Lê Thị Định. Bị cáo Lê Thị Định trả lời khá rõ ràng và to hơn so với những bị cáo khác.
Ngay sau đó, anh Sinh nói từ giờ phút này, quyền đại diện nhờ ông chú.
16h 59 phút. Anh Trịnh Quốc Sinh khẳng định biết rõ chuyện này vì anh thường xuyên sang nhà bị hại, đồng thời cũng là em trai mình nên biết được những tài sản trên. Hai ngày trước khi xảy ra vụ án, vợ chồng anh Sinh cũng sang nhà em trai ăn cơm.
Về việc yêu cầu bồi thường dân sự, phía gia đình bị hại đã có đơn gửi cho tòa.
16h56 phút, đại diện gia đình bị hại là Trịnh Quốc Sinh trả lời HĐXX và cho rằng tang vật của vụ án còn thiếu 1 chiếc túi màu nâu và 2 chiếc điện thoại.
16h46 phút, HĐXX xét hỏi cô của Luyện là Lê Thị Định. Bị cáo Lê Thị Định trả lời khá rõ ràng và to hơn so với những bị cáo khác.
Bị cáo Lê Thị Định nói rất hối hận vì đã giúp cháu chạy trốn
Định nói ban đầu vì thương cháu nên đã không báo công an nhưng nay rất hối hận với hành vi phạm tội của mình.
16h 39 phút, Nghi khai nhận Luyện có nói chính là người gây ra vụ cướp tiệm vàng ở phố Sàn, lúc đó có cả bố Luyện và vợ bị cáo.
16h 39 phút, Nghi khai nhận Luyện có nói chính là người gây ra vụ cướp tiệm vàng ở phố Sàn, lúc đó có cả bố Luyện và vợ bị cáo.
Lê Văn Nghi đã biết lập công chuộc tội
Chính Nghi là người đưa Luyện sang Trung Quốc nhưng sau khi nhận thức được việc làm sai pháp luật của mình, Nghi đã lập công chuộc tội, giúp lực lượng công an câu nhử Luyện về gần biên giới.
16h35 phút, xong phần xét hỏi với Dương Thị Lược, chuyển sang phần xét hỏi Lê Văn Nghi.
16h29 phút, HĐXX xét hỏi bị cáo Dương Thị Lược là vợ của Trương Văn Hợp.
16h23: Chuyển sang hỏi Trương Văn Hợp, bác của Lê Văn Luyện.
16h35 phút, xong phần xét hỏi với Dương Thị Lược, chuyển sang phần xét hỏi Lê Văn Nghi.
16h29 phút, HĐXX xét hỏi bị cáo Dương Thị Lược là vợ của Trương Văn Hợp.
16h23: Chuyển sang hỏi Trương Văn Hợp, bác của Lê Văn Luyện.
Trương Văn Hợp cũng thừa nhận bị truy tố là đúng tội
Trương Văn Hợp nói ban đầu không tin cháu mình phạm tội nhưng sau đó đã biết. Tuy nhiên lại không báo cho cơ quan công an, do vậy Hợp đồng ý với tội danh mình đã bị truy tố là không hề oan uổng.
16h 22 phút, kết thúc phần xét hỏi bị cáo Lê Văn Miên.
Bị cáo Lê Văn Miên nói rằng sau khi Luyện bỏ trốn và có nghi ngờ con mình là hung thủ gây án. Sau khi Luyện gọi điện thoại về, Lê Văn Miên lên Lạng Sơn để gặp con.
16h 22 phút, kết thúc phần xét hỏi bị cáo Lê Văn Miên.
Bị cáo Lê Văn Miên nói rằng sau khi Luyện bỏ trốn và có nghi ngờ con mình là hung thủ gây án. Sau khi Luyện gọi điện thoại về, Lê Văn Miên lên Lạng Sơn để gặp con.
Bố của Luyện nói không oan khi bị xét xử.
Lê Văn Miên khai nhận trước tòa hành vi của mình bị VKS truy tố về tội che giấu tội phạm là không oan.
16h 12 phút, xét hỏi bị cáo Lê Văn Miên bố của Lê Văn Luyện.
Bố của Luyện cho biết tối hôm trước khi phạm tội, Luyện đã không ngủ ở nhà.
16h10. Trái với thái độ lầm lỳ, vô cảm của Lê Văn Luyện, người anh họ của Luyện là Trương Thanh Hồng thân hình gầy gò, khi được HĐXX hỏi đã trả lời khá rành rọt hành vi phạm tội của mình.
16h 12 phút, xét hỏi bị cáo Lê Văn Miên bố của Lê Văn Luyện.
Bố của Luyện cho biết tối hôm trước khi phạm tội, Luyện đã không ngủ ở nhà.
16h10. Trái với thái độ lầm lỳ, vô cảm của Lê Văn Luyện, người anh họ của Luyện là Trương Thanh Hồng thân hình gầy gò, khi được HĐXX hỏi đã trả lời khá rành rọt hành vi phạm tội của mình.
Trương Thanh Hồng, anh họ của Lê Văn Luyện run sợ trước tòa
Hồng khai sau khi nhận được điện thoại của Luyện, y đã đi xe máy đến dốc Sàn để đón Luyện, đưa Luyện về nhà. Trong suốt quá trình này, Hồng chưa biết Luyện gây án, chính là sát thủ giết hại cả gia đình anh Ngọc.
Hồng còn khai nhận là người đưa Luyện ra trạm y tế xã băng bó vết thương. Cũng chính Hồng trực tiếp đưa Luyện ra bến xe để chạy trốn. Lúc này Hồng mới nghi Luyện đã làm một việc phạm tội tày đình nào đó.
Hồng còn khai nhận là người đưa Luyện ra trạm y tế xã băng bó vết thương. Cũng chính Hồng trực tiếp đưa Luyện ra bến xe để chạy trốn. Lúc này Hồng mới nghi Luyện đã làm một việc phạm tội tày đình nào đó.
15h50 phút, phần xét hỏi bị cáo Luyện đã xong. Đến lượt bị cáo Trương Thanh Hồng là anh họ của Luyện được HĐXX xét hỏi.
15h40. Đại diện gia đình bị hại là anh Trịnh Quốc Sinh đứng dậy bày tỏ muốn đưa di ảnh của những nạn nhân lên trên để cho những người ngồi dưới phiên tòa có thể nhìn thấy. Tuy nhiên yêu cầu này bị HĐXX bác bỏ.
15h35. Trước tòa Luyện chỉ lo cho gia đình mình mà không hề nhắc tới các nạn nhân.
Sau khi HĐXX hỏi Luyện có suy nghĩ như thế nào, Luyện vẫn chú ý tới những người thân của mình mà không hề có một lời nào nói về những người bị hại.
15h35. Trước tòa Luyện chỉ lo cho gia đình mình mà không hề nhắc tới các nạn nhân.
Sau khi HĐXX hỏi Luyện có suy nghĩ như thế nào, Luyện vẫn chú ý tới những người thân của mình mà không hề có một lời nào nói về những người bị hại.
Luyện lí nhí khai hành vi phạm tội của mình trước tòa
15h25. Khi vị Chủ tọa phiên tòa hỏi Luyện về diễn biến quá trình gây án, Luyện đã im lặng khá lâu. Mặt cúi gằm xuống đất. Sau vài phút, Luyện lí nhí tường trình lại một phần quá trình gây án. Trước khi gây án, Luyện đã dành thời gian 1 ngày để loanh quanh gần ngôi nhà của anh Ngọc nhằm do thám quy luật hoạt động của gia đình nạn nhân. Sau khi đột nhập vào được nhà với mục đích cướp tài sản, Luyện nằm im trên gác chờ cơ hội ra tay.
Luyện khai “bị cáo giơ chân đạp ông chủ nhà ngã xuống cầu thang. Sau đó người vợ nạn nhân lao tới cứu chồng, bóp cổ bị cáo. Sau khi hạ sát hai vợ chồng và đứa con gái út, bị cáo thấy đứa bé gọi điện nên lao tới vung dao chém đứt tay cháu…”
Lê Văn Luyện nói nhưng khuôn mặt không chút cảm xúc. Khi HĐXX hỏi Luyện có nhìn thấy máu, có thấy ghê tay hay không, Luyện cúi mặt xuống im lặng.
Luyện khai “bị cáo giơ chân đạp ông chủ nhà ngã xuống cầu thang. Sau đó người vợ nạn nhân lao tới cứu chồng, bóp cổ bị cáo. Sau khi hạ sát hai vợ chồng và đứa con gái út, bị cáo thấy đứa bé gọi điện nên lao tới vung dao chém đứt tay cháu…”
Lê Văn Luyện nói nhưng khuôn mặt không chút cảm xúc. Khi HĐXX hỏi Luyện có nhìn thấy máu, có thấy ghê tay hay không, Luyện cúi mặt xuống im lặng.
HĐXX hỏi sau khi gây án xong, mang vàng về nhà cất có ai biết không? Lê Văn Luyện khai là “không”.
Trong suốt quá trình đi khâu vết thương, Luyện đã được người anh họ của mình chở đi đến trạm xá xã và tính tới kế hoạch bỏ trốn...
15h20 phút, Lê Văn Luyện vẫn đang khai diễn biến quá trình gây án.
15h20 phút, Lê Văn Luyện vẫn đang khai diễn biến quá trình gây án.
Câu hỏi đầu tiên vị chủ tọa này đã dành cho bị cáo (BC) Lê Văn Luyện. Bị cáo có nghe rõ bản cáo trạng của viện kiểm sát công bố chưa? Bị cáo Luyện nhỏ nhẹ, bị cáo đã nghe rõ. Bị cáo không có ý kiến gì?
CT: Chiếc xe bị cáo mượn của bạn bè để làm gì?
BC: Mượn để đem cầm cố để lấy tiền ăn tiêu và trả nợ.
CT: Hiện chiếc xe bị cáo đã trả lại chưa
BC: Chiếc xe đã được chuộc và trả lại rồi ạ.
"Sau khi hạ sát hai vợ chồng và đứa con gái út, bị cáo thấy đứa bé gọi điện nên lao tới vung dao chém đứt tay cháu…” - Lê Văn Luyện nói nhưng khuôn mặt lạnh tanh, không chút cảm xúc.
15h 05 phút, ngay sau khi nghe đại diện VKS công bố toàn văn bản cáo trạng, lập tức phía bị hại đã phản ứng cho rằng, việc những nạn nhân bị sát hại dưới bàn tay tàn ác của bị cáo Lê Văn Luyện thì đã rõ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra liệu còn có đồng phạm khác trong vụ án này nên yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải điều tra làm rõ...
Ngoài việc chia sẻ với nỗi đau mất mát với phía gia đình bị hại, chủ tọa (CT) phiên tòa, Thẩm phán Thân Quốc Hùng đã một lần nữa nhắc nhở những người có mặt tham dự tại phiên tòa cần có ý thức giữ gìn trật tự.
Trong khi đại diện VKS đang công bố cáo trạng thì bỗng dưng một số người bị hại gào thét đòi giết cả nhà Luyện. Nhiều người thân của các bị hại bật khóc nức nở. Phiên tòa buộc phải tạm dừng và HĐXX yêu cầu mọi người có mặt tại phiên tòa giữ trật tự.
Ngay sau đó, các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ đã kịp thời ổn định lại trật tự phiên tòa.
Đại diện VKS công bố cáo trạng
Hình ảnh người nhà nạn nhân quá bức xúc đã la hét ngay trong phòng xử cách đây 2 phút.
Đại diện phía gia đình bị hại có mặt tại phiên tòa chiều nay
Sau phẩn kiểm tra căn cước, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi và hiện vị Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đang công bố toàn văn bản cáo trạng truy tố bị cáo Lê Văn Luyện và 5 bị các khác trong vụ án.
13h 45 phút, những người nhà nạn nhân chít khăn tang trắng trên tay cầm di ảnh của nạn nhân tiến vào phòng xử án. Trong số những người nhà nạn nhân có ông nội của cháu Ngọc Bích. Họ ngồi ở hàng ghế dành cho bị hại. Hiện trong phòng xử khá yên lặng, những người nhà bị hại cũng chưa tỏ thái độ phản đối phiên tòa như buổi sáng.
Đúng 13h30 phút chiều nay, bị cáo Lê Văn Luyện cùng với 5 bị cáo liên quan đến vụ án đã có mặt tại phòng xử án. Tuy nhiên, đại diện phía bị hại vẫn vắng mặt nên HĐXX vẫn chưa thể tiếp tục phiên xử.
Bị cáo Luyện tại phiên tòa chiều nay
Ngồi sau đằng sau Luyện, bị cáo Lê Văn Miên luôn hướng ánh mắt dõi theo những phóng viên tác nghiệp rồi thỉnh thoảng nhìn lên thằng con tội lỗi của mình.
Lê Văn Luyện được đưa về nhà tạm giữ
10h20', sau ít phú tạm dừng hội ý lần thứ 2, HĐXX đã quyết định dừng buổi làm việc sáng. 13h30 chiều nay, tòa tiếp tục xét xử. Khuôn viên TAND tỉnh Bắc Giang khá lộn xộn vì rất nhiều người ùa vào phòng xử án khi cửa vừa mở.
10h12', luật sư Trần Chí Thanh và Phạm Văn Huỳnh đề nghị rút khỏi phiên tòa với vai trò bảo vệ người bị hại. HĐXX lần thứ 2 quyết định tạm dừng phiên xử để hội ý.
Sau lần tạm dừng thứ 2, tòa quyết định trở lại làm việc vào đầu giờ chiều.
9h55', HĐXX vừa trở lại phòng xử án, phiên tòa nối lại. Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm một số nhân chứng. Các luật sư vẫn cho rằng, ngoài việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với Lê Văn Luyện, vấn đề bồi thường dân sự cũng rất cần sự có mặt của bị hại. Tuy nhiên, thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhận định, việc vắng mặt này không ảnh hưởng đến diễn biến vụ án nên quyết định tiếp tục xét xử.
9h30, sau 1 tiếng tạm dừng hội ý về ý kiến đề nghĩ hoãn phiên xử sơ thẩm, HĐXX vẫn chưa trở lại phòng xử án. Cả khán phòng vẫn "nín thở" chờ quyết định cuối cùng.
Nghẹt thở chờ đợi...
Ông Ngô Văn Sinh (anh trai ông chủ tiệm vàng), người đại diện của bị hại bỏ ra ngoài. Ông Ngô Văn Tính - ông nội của cháu Bích cũng "biến mất". Ông Sinh giải thích phải đưa bố về nghỉ vì sợ ông cụ bị kích động, mệt mỏi.
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc (bào chữa cho Lê Văn Luyện) cho rằng luật sư bị hại đề nghị hoãn tòa là hợp lý do không có nhân chứng, người đại diện của cháu Bích cũng vắng mặt.
9h, việc hội ý vẫn tiếp tục. HĐXX vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Vì nóng lòng muốn vào trong, trực tiếp dự tòa, nhiều người đã xô đẩy, chen lấn ngay trước cổng tòa, gây nên cảnh lộn xộn cục bộ. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phải vất vả ngăn chặn những người quá bức xúc tại cổng tòa.
Cảnh chờ đợi nóng lòng bên ngoài phòng xử án.
8h30', HĐXX vừa quyết định tạm dừng phiên tòa để hội ý về việc vắng mặt nhân chứng Trịnh Ngọc Bích. Hàng trăm người vẫn đứng kín hai đầu đường Hoàng Văn Thụ để nghe ngóng dù biết tòa đang tạm hoãn hội ý.
8h20', Chủ tọa hỏi ý kiến các bị cáo và luật sư về sự vắng mặt của hai đại diện phía bị hại. Luật sư phía bị hại đề nghị hoãn toà. Đại diện Viện kiểm sát cũng đồng ý hoãn toà vì cho rằng ý kiến của luật sư phía bị hại là có căn cứ.
Luyện đôi lần ngó nghiêng tìm người thân.
8h15', đại diện của bị hại là ông Trịnh Văn Tính không có mặt và ủy quyền cho ông Trịnh Quốc Sinh là anh trai anh Ngọc.
Cận mặt hung thủ thảm sát tiệm vàng.
Đúng 8h, Chủ tọa phiên tòa bắt đầu phần thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo.
Phó Chánh tòa Hình sự đảm nhiệm ghế chủ tọa phiên tòa.
Hội đồng xét xử vụ án sáng nay gồm 5 người, trong đó có 3 thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Thân Quốc Hùng - Phó Chánh tòa Hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Các nhân chứng Vũ Văn Trọng, Nguyễn Văn Hướng, Hoàng Thị Hưng, Nguyễn Thị Liên (cán bộ trạm y tế), Dương Thị Nga, Lê Văn Long, Trương Văn Tám, Đặng Hòa Nhã, Trương Văn Thanh, Hoàng Văn Chai, Lâm Văn Dư đều có mặt. Chỉ có nhân chứng trực tiếp chứng kiến hành động thảm sát cả một gia đình và cũng là nạn nhân duy nhất còn sống sót - cháu Trịnh Ngọc Bích (8 tuổi, con gái lớn của ông bà chủ tiệm vàng) lại vắng mặt.
Đối mặt vành móng ngựa, sát thủ vẫn giữ được vẻ bình thản vốn dĩ. Trong chiếc áo “đồng phục” trại giam sáng màu, ngược hẳn với gương mặt đen sạm của bố, của bác, của anh họ Nguyễn Thanh Hồng (các bị cáo bị “áp” tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm trong vụ án), Luyện béo trắng. Khuôn mặt vẫn vẻ thư sinh, bầu bĩnh hơn thấy rõ so với ngày bị bắt.
Không cố giấu mặt nhưng sát thủ thường xuyên nhìn xuống, tránh ống kính máy ảnh. Trước khi phiên tòa khai mạc, bị cáo cũng đôi lần dướn người, quay đầu tìm người thân.
Luyện trước vành móng ngựa.
Phòng xử án có sức chứa 50 người chật kín. Rất đông người dân không được vào phòng đứng chật kín phía ngoài cổng tòa để theo dõi diễn biến phiên xét xử qua loa phóng thanh. Hai đầu đường Hoàng Văn Thụ, lực lượng làm nhiệm vụ đã ngăn đường không cho ai đi vào khu vực xử án, ngoài người dân có hộ khẩu, sinh sống cạnh tòa.
7h50h, quang cảnh trước cổng tòa án trở nên xáo trộn khi bị cáo Lê Văn Luyện được dẫn giải đến. Lực lượng làm nhiệm vụ đã rất vất vả khi làm nhiệm vụ dẫn giải Lê Văn Luyện vào phòng xử án. Nhiều người thân bị hại đã la hét, kêu gào yêu cầu Luyện phải chịu mức án cao nhất.
Hơn 7 giờ, đã có rất đông người tụ tập trước cổng tòa án
Từ 7 giờ sáng nay, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (đường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang) có rất đông phóng viên báo chí, truyền hình, rất nhiều người dân sinh sống trên địa bàn và các vùng lân cận tập trung trước cổng tòa án để chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện với tội danh: “ Giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
HĐXX cùng thư ký mang hồ sơ bước vào cổng tòa án
Người thân, họ hàng gia đình nạn nhân đến dự tòa đòi công lý
Trước đó, vào chiều ngày hôm qua 09/1, công tác chuẩn bị tại phòng xử số 2 - nơi diễn ra phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Văn Luyện sáng nay đã hoàn tất những công đoạn cần thiết
Nạn nhân và cũng là nhân chứng duy nhất của Vụ án - Trịnh Thị Bích sẽ không có mặt tại phiên tòa hôm nay. Theo thông tin mà PV Dân trí có được, cháu Bích hiện đang được chăm sóc tại nhà một người họ hàng trong Miền nam, Bích sẽ không tham dự phiên tòa sơ thẩm.
Cả phố Sàn kéo nhau lên thành phố xem xử án
Tại cuộc tiếp xúc với PV Dân trí, nhiều người dân sinh sống tại phố Sàn, Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang vẫn còn bức xúc với hành vi gây án kinh hoàng của Lê Văn Luyện. Rất nhiều người dân cho biết, họ sẽ cùng nhau kéo lên thành phố Bắc Giang để vào tham dự phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện từ sáng nay 10/1.
Công tác chuẩn bị cho phiên xét xử đã cơ bản hoàn tất vào chiều 9/1.
Cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang cho biết, gia đình các nạn nhân vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường số tiền gần 1,7 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Giang, Anh Trịnh Quốc Sinh là anh trai anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương là anh trai chị Đinh Thị Chín được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp người bị hại yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1 tỷ 683 triệu 500 nghìn đồng gồm nhiều khoản phí.
Bị cáo Lê Văn Luyện tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang.
Trong đó, chi phí cho việc cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe cho cháu Trịnh Thị Bích là 663 triệu đồng. Chi phí mai táng là 272 triệu 500 nghìn đồng. Tiền cấp dưỡng cháu Bích đến 18 tuổi là 648 triệu đồng. Tiền tổn thất tinh thần là 100 triệu đồng.
Số tài sản Lê Văn Luyện cướp được tại tiệm vàng Ngọc Bích sau khi gây án cũng đã được khẳng định tại bản cáo trạng. Theo đó, Luyện cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và một chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C tổng trị giá 1 tỷ 272 triệu đồng. Cơ quan CSĐT đã thu hồi toàn bộ số vàng trên trả lại cho gia đình bị hại.
Trở lại vụ thảm sát kinh hoàng
Lê Văn Luyện sinh ngày 18/10/1993 ở thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm - Lục Nam (Bắc Giang) đi làm thợ xây trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Ba Đình (Hà Nội).
Chân dung sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện.
Ngày 12/8/2011, Lê Văn Luyện mượn của anh Trương Văn Nhị chiếc xe máy mang BKS 98N4 - 7155 trị giá 14 triệu 300 nghìn đồng đem đi cắm được 5,5 triệu đồng ăn tiêu. Do không có tiền ăn chơi và chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc, chị Đinh Thị Chín tại phố Sàn - Lục Nam - Bắc Giang.
Để thực hiện được ý định của mình, Luyện đã mua 1 chiếc ba lô, 1 con dao phớ, 1 con dao nhíp nhọn, 1 chiếc đèn pin làm công cụ gây án. Khoảng 3 giờ sáng ngày 24/8/2011, Luyện trèo lên cây trước cửa tiệm vàng lên mái tôn rồi bám các thanh sắt nằm ngang trèo lên ban công tầng 3, cậy cửa phía trước tầng 3 tiệm vàng Ngọc Bích đi vào trong nhà.
Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người sau đó thực hiện việc cướp vàng. Luyện dùng 2 con dao mang theo đâm chém nhiều nhát vào người và cổ anh Ngọc, chị Chín, dùng dao phớ chém đứt bàn tay cháu Trịnh Thị Bích, chém vào mặt cháu Bích rồi dùng dao phớ cắt cổ cháu Trịnh Phương Thảo khiến vợ chồng anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo tử vong. Cháu Bích bị tỷ lệ thương tích là 74,6%.
Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích là vụ án kinh hoàng nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ trước đến nay.
Ngoài hung thủ duy nhất gây án là Lê Văn Luyện bị truy tố về các tội “giết người”, “cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, mức độ phạm tội của các đối tượng liên quan cũng được xác định. Trương Thanh Hồng có hành vi đi xe máy đến cổng trường cấp 3 Phương Sơn đón Luyện về nhà, đưa đến trạm y tế xã Thanh Lâm - Lục Nam băng vết thương, đưa Luyện ra thị trấn Vôi - Lạng Giang để trốn lên Lạng Sơn, được Luyện đưa cho 2 dây vàng nhờ bán. Lê Văn Miên, bố Luyện đã cất giấu số vàng của Luyện cướp được để tại nhà. Vợ chồng Lê Thị Định, Lê Thành Nghi biết rõ Luyện phạm tội nhưng cho Luyện ở tại nhà sau đó giúp Luyện trốn sang Trung Quốc nên phải chịu trách nhiệm về hành vi che dấu tội phạm.
Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược biết rõ hành vi phạm tội của Luyện nhưng không trình báo với cơ quan có thẩm quyền nên phải chịu trách nhiệm về hành vi không tố giác tội phạm.
Đối với Trương Thị Thơm, mẹ của Luyện, kết quả điều tra xác minh Thơm không biết Luyện phạm tội và không hề biết việc Lê Văn Miên cất giấu vàng. Đến ngày 29/8/2011 khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ vàng với biết Luyện thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy cơ quan điều tra không xử lý.
Đối với Lê Văn Long là em của Luyện có hành vi sử dụng chiếc sim điện thoại di động số 0977834080 của anh Ngọc nhưng không biết Luyện phạm tội nên cơ quan điều tra không xử lý.
Đối với Hoàng Văn Trai và Nông Văn Dư có hành vi đưa Luyện trốn sang Trung Quốc nhưng không biết Luyện phạm tội nên CQĐT không xử lý. CQĐT đã có công văn số 1235/PC 45 ngày 31/10/2011 đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn xử lý hành vi xuất cảnh trái phép.
- 9 giờ sáng ngày 24/8, người dân ở khu phố Sàn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) phát hiện ra gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích bị sát hại giã man. 3 nạn nhân: Trịnh Thành Ngọc, Đinh Thị Chín, Trịnh Phương Thảo đã bị thiệt mạng. Người duy nhất sống sót trong vụ thảm sát kinh hoàng này là cháu Trịnh Ngọc Bích - con gái đầu lòng của chủ tiệm vàng Ngọc Bích. - 13 giờ 30 phút ngày 25/8, hàng ngàn người tập trung tiễn đưa gia đình nạn nhân xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. - Ngày 26/8/2011, Bộ Công an thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt điều tra vụ cướp Bắc Giang do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng, chống Tội phạm, làm Trưởng ban; Ban chuyên án với sự vào cuộc của hàng trăm điều tra viên Bộ Công an và Công an tỉnh Bắc Giang. - Ngày 29/8, qua công tác khoanh vùng, rà soát các đối tượng, Cơ quan CSĐT phát hiện một đối tượng khả nghi là Lê Văn Luyện. Lúc cảnh sát ập vào nhà, Luyện đã bỏ trốn. Khám xét nhà, cơ quan CSĐT thu được một số vàng tương đối lớn mang nhãn hiệu Ngọc Bích. - Sáng ngày 30/8, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh truy nã đặc biệt đối với Lê Văn Luyện - hung thủ gây ra vụ thảm sát tại Bắc Giang. - 16 giờ ngày 31/8, Lê Văn Luyện bị bắt tại km số 1057, thuộc quản lý của Đồn biên phòng Na Hình (thuộc thôn Bản Tả, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). - 2 giờ sáng ngày 1/9, tên Luyện đã được di lý về trại tạm giam công an tỉnh Bắc Giang - Sáng ngày 10/1/2012, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Lê Văn Luyện và 6 bị can có liên quan đến vụ án. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét